Rau Ngải Cứu ở Đức

   Trở về trang chủ 



Ngải cứu tiếng Đức là Beifuss englischer Name: Mugwort

 Ở Đức Rau Ngải cứu xuất hiện vào đầu tháng 4 và hết vào đầu mùa Đông. Chỉ hái phần non, khi bấm thấy nhẹ tay là được. Rau Ngải cứu ở Đức không có vị đắng như Ngải cứu châu á. Rau xào với thịt ba chỉ ngon hơn rau muống châu á và có tác dụng tốt cho sức khỏe (đặc biệt là phụ nữ tuổi Tiền Mãn Kinh)
Cây ngải cứu rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, bởi nó vừa dễ ăn lại dễ tìm. Song có rất nhiều công dụng chữa bệnh cũng như các món ăn từ ngải cứu, bạn đã biết chưa?
Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, tên khoa học là Artemisia vulgaris L. thuộc họ cúc. Quanh năm đều có ngải cứu nhưng tốt nhất là hái cành và lá vào tháng 6 (gần tương ứng với mồng 5 tháng 5 âm lịch), phơi khô trong râm mát. Có khi hái về phơi khô, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu. Ngải cứu có tính ôn, hơi cay, dùng điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, động thai, thổ huyết.
Ngải cứu chữa bệnh 
- Làm điếu ngải : lấy lá ngải cứu khô vò nát, loại bỏ cành cuống, lấy phần còn lại là ngải nhung đem cuốn thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tùy theo ý định sử dụng. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ. Có thể dùng điếu ngải theo mấy cách sau :
- Để điếu ngải hơ lên huyệt đến khi bệnh nhân cảm thấy ấm dễ chịu (cứu ấm), dùng để trị các bệnh hư suy đau yếu.
- Đưa điếu ngải gần sát da, bệnh nhân cảm thấy nóng thì đưa lên (cứu mổ cò). Thực hiện 3-5 lần, cách cứu này để chữa các bệnh thực (bệnh mới phát).
- Đặt điếu ngải lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì di chuyển theo vòng tròn từ hẹp ra rộng cho đến khi thấy nóng nhiều ở vùng định cứu là được (làm 2-3 lần), cách cứu này để trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt.
Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, lấy mỗi ngày 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai. Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

- Giúp an thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. 
-Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú: Lấy 5 cành lá ngải cứu tươi (hoặc khô), rửa sạch, băm nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe. 
-Trị mụn trứn cá: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng. 
-Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ: Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn mất.




Steckbrief / Beschreibung

Der Gemeine Beifuß ist in Europa, Asien und Nordamerika weit verbreitet, man findet ihn oft an Wegrändern, Uferböschungen und auf verwildertem Grundstücken. Der Beifuß sieht dem eng verwandten Wermut auf den ersten Blick ähnlich, bei genauerem Hinsehen kann man die beiden Pflanzen jedoch gut unterscheiden. Die Unterseite der Blätter des Beifuß sind mit weißlichen, flaumigen Haaren bewachsen. Im frühen Mittelalter verwendete man den Beifuß gegen Epilepsie und Hysterie, die Wirkung bei diesen beiden Krankheiten ist jedoch nicht belegt. Im späteren Mittelalter verwendete man diese Heilkräuter dann zum Vertreiben von Insekten wie Fliegen, Mücken und Flöhen. Dem Beifuß wurde auch eine positive Wirkung auf Appetitlosigkeit und Verdauungsbeschwerden nachgesagt. Das in dem Beifuß enthaltene ätherischen Öl Cineol besitzt eine wurmtreibende Wirkung.
In der Küche verwendet man den Beifuß besonders zum Würzen von Fleischgerichten, insbesondere bei Wildgerichten wird der Beifuß gerne verwendet.

Standort / Hier findet man den Beifuß

Der eng mit dem Wermut verwandte Beifuß ist überall in Europa bis in Höhen von etwa 1800 m zu finden. Bevorzugte Standorte dieser Heilkräuter sind Wegränder, Ödland und Uferböschungen.

Wirkung der Heilpflanze / Heilwirkung

Der Beifuß wirkt fiebersenkendkrampflösendmenstruationsregulierendtonischund  wurmtreibend. Bei Allergikern kann der Blütenstaub des Beifuß Heuschnupfen hervorrufen. Verantwortlich für die allergische Reaktion sind die Glykoproteine.

In der Naturheilkunde verwendete Pflanzenteile

In der Naturheilkunde verwendet man von dem Beifuß die jungen, sich im Frühling bildende Blätter, die von Juli bis Oktober gesammelten Sprossspitzen und die im Oktober / November gesammelten Wurzeln. Die Blätter und die Sprossspitzen werden getrocknet, zu Pulver zerrieben und dann luftdicht aufbewahrt. Die gesammelten Wurzeln des Beifuß schneidet man in kleine Stücke und trocknet sie rasch an der Sonne oder im Ofen bei 90 °C.

Inhaltsstoffe des Beifuß

Wichtige Inhaltsstoffe dieser Heilpflanze sind Ätherische Öle, Harz, Gerbstoffe, Schleim, Inulin, Sesquiterpensäuren, Sesquiterpenlactone und Flavonoide. Die Blätter des Beifuß enthalten zusätzlich auch die Vitamine Al , B1, B2 und das Vitamin C.

Anwendung mit der Heilkraft dieser Pflanze

Der Beifuß wird in der Naturheilkunde innerlich und äußerlich angewendet. Anwendungen mit Beifuß in der Naturheilkunde finden Sie auf folgenden Seiten: AppetitDarmparasitenErbrechenFieberFußpflege,GallenblaseHautgeschwürInsektenMenstruation. Weitere Anwendung mit Beifuß findet man in der homöopathischen Medizin.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét