Rau Mã đề ở Đức (Breitwegerich)

   Trở về trang chủ 
A. Mô tả cây Mã đề - Tiếng Đức gọi là Breitwegerich
Mã đề là cây cỏ sống lâu năm, thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá, hoa dài lưỡng tính, đài 4, xếp cheo, hơi dính ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm sen kẽ ở  giữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Quả hộp trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bón
B. Phân bố, thu hái và chế biếnMã đề mọc hoang và được trộng tại nhiều nơi ở nước ta, trồng bằng hạt, thường trồng vào mùa thu và mùa xuân nhưng tốt nhất là mùa thu. Mã đề ưa đất tốt, ẩm vừa phải đất tốt cây rất to.Vào tháng 7-8 quả chín thì hái toàn cây đưa về phơi hay sấy khô, loại bỏ tạp chất. Muốn lấy hạt thì đập rũ lấy hạt, rây qua rây rồi phơi khô. Không phải chế biến gì đặc biệt. Khi dùng lá, có thể hái gần như quanh năm, có thể dùng tươi hay phơi khô.
C.Thành phần hoá họcToàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là  aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.
D. Tác dụng dược lý1. Tác dụng lợi tiểu: Uống nước sắc mã đề, lượng nước tiểu tăng, trong nước tiểu lượng ure, axit uric và muối đều tăng.
2. Tác dụng chữa ho: Nước sắc mã đề có tác dụng trừ đờm, tác dụng này kéo dài 6-7 giờ, mạnh nhất sau khi uống 3-6 giờ. Kết quả chữa ho trừ đờm trên lâm sàng phù hợp với kết quả thí nghiệm trên lâm sàng. Tác dụng chữa ho này không trở thành không trở ngại đến  sự tiêu hóa và cũng không tác dụng phá huyết. Cho tác dụng chữa ho của mã đề không giống những thuốc chữa ho chứa saponozit, nhưng tác dụng chữa ho giống nhau. Có điều cần chú ý là trẻ con ho dùng thuốc mã đề hay đái nhiều, có thể đái dầm.Chất plantagin có tác dụng hưng phấn thần kinh bài tiết niêm dịch của phế quản và cũng của ống tiêu hóa, tác dụng trên trung khu hô hấp làm cho hơi thở sâu và từ từ.
3. Tác dụng kháng sinh: Nước mã đề có tác dụng ức chế đối với một số vi trùng bệnh ngoài da.Mã đề tán bột chế thành thuốc cầu đắp lên mụn nhọt đỡ mưng mủ, đỡ viêm tấy.Để lá mã đề trong tối và lạnh kiểu chế thuốc Filatov trong vài ngày có thể sinh chất biostimulin, chế thành thuốc tiêm, tiêm dưới da có thể chữa các bệnh mụn nhọt, viêm cổ họng, mắt.
4. Độc tính: Cho uống aucubin không thấy có triệu chứng độc.
5. Tác dụng khác: Trên lâm sàng mã đề còn được dùng chữa cao huyết áp có kết quả, ngày hái 20-30g cây mã đề tươi, non, thêm vao nước sắc kỹ chia làm 3 lần uống trong ngày.Chữa lỵ cấp tính và mãn tính: Lá mã đề tươi chế thành thuốc sắc 100%, ngày uống 3 lần mỗi lần 60-120ml nước sắc 100% nói trên. Có thể uống tớil mỗi lần. Thời gian điều trị 7-10 ngày có thể kéo dài tới 1 thángĐơn thuốc có mã đề
Thuốc lợi tiểu: xa tiền tử 10g, Cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc và giữ sôi trong nửa giờ. Chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa ho tiêu đờm: Xa tiền thảo 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, nước 400ml. Đun sôi trong nửa giờ, chia ba lần uống trong ngày. Nếu không có Cam thảo thì có thể thay bằng đường cho đủ ngọt mà uống.

Mã đề chữa bệnh gì?

  0 thảo luận12/05/13 13:28
Đông y cho rằng mã đề có tính mát, vị ngọt, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang, tác dụng lợi tiểu, chữa tiểu dắt, giải nhiệt ở gan, phổi, chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ...
Mã đề còn gọi là mã đề thảo, xa tiền thái, xa tiền, mã đề á; tên khoa học là Plantago major L., họ mã đề - Plantaginaceae.
Đây là loại cỏ sống lâu năm, thân nhẵn. Lá mã đề mọc thành cụm ở gốc, phiến lá hình thìa hay hình trứng. Hoa lưỡng tính mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Quả hộp, trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Mã đề mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta.
Đông y cho rằng mã đề có tính mát, vị ngọt, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang, tác dụng lợi tiểu, chữa tiểu dắt, giải nhiệt ở gan, phổi, chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ...
Vài gợi ý về cách dùng mã đề trị bệnh:
Chữa ho, tiêu đờm: Mã đề 10 g, cam thảo 5 g, cát cánh 12 g, tất cả đổ ngập nước, đun sôi 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Thông lợi tiểu: Hạt mã đề 10 g, cam thảo 5 g, nước 600 ml, sắc trong 30 phút uống thay nước trong ngày.
Chữa chứng bí tiểu tiện: Dùng 12 g hạt mã đề sắc uống nhiều lần trong ngày, có thể thêm ít lá sắc cùng để uống.
Chữa chảy máu cam: Một nắm lá rau mã đề tươi rửa sạch, giã nát, tẩm thêm ít nước, vắt lấy nước cất uống. Người bệnh nằm yên trên giường gối cao đầu, đắp bã mã đề lên trán, nếu chảy máu nhiều cần lấy bông sạch nút mũi bên chảy. Uống chừng vài ngày sẽ khỏi.
Chữa viêm cầu thận mãn tính: Mã đề 20 g, ý dĩ 16 g; thương truật, phục linh, trạch tả mỗi vị 12 g; quế chi, hậu phác mỗi vị 6 g; xuyên tiêu 4 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngoài ra, canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng.

Der Breitwegerich

ist ein verbreitetes Volksheilmittel. Er enthält Schleimstoffe[7] (Polysaccharide), Iridoid-Glykoside, besonders Aucubin,[8] BitterstoffeGerbstoffePolyphenole, und andere Wirkstoffe.[9] Der Saft, bzw. Brei aus den Blättern wirkt entzündungshemmend und fördert die Wundheilung.[10] Neuere Studien verweisen auch auf eine mögliche antivirale und immunmodulatorische[11] Wirkung von Plantago major. Der Saft wurde volkstümlich eingesetzt beiMagenschleimhautentzündungMagen- und DarmgeschwürenDurchfallReizdarm, Blutungen der Harnwege, Atemwegskatarrh und Insektenstichen aller Art.[12]Eine Wirksamkeit in diesen Anwendungsgebieten ist nicht ausreichend belegt.
Essbarkeit[Bearbeiten]
Die Blätter sind als Salat essbar, solange sie zart und jung sind; ältere Blätter werden aber schnell zäh und faserig. Ältere Blätter können gekocht in Eintöpfen gegessen werden.[13] Die Blätter enthalten Calcium und andere Mineralien, und 100 g Wegerich enthalten ungefähr soviel Vitamin A wie eine große Karotte. Die Samen sind so klein, dass sie nur mühsam geerntet werden können, aber sie können zu einem Mehl gemahlen werden und dann als Mehlersatz verwendet werden. [14]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét